
Khó thở khi mang thai: nguyên nhân và cách khắc phục
Nguyên nhân khiến bà bầu bị khó thở
Trong các giai đoạn từ khi mang thai cho tới khi sinh con, phần lớn các thai phụ đều có hiện tượng hít thở khó khăn. Cuối thai kỳ mẹ bầu càng dễ bị thở dốc, tức ngực, tim đập nhanh hơn. Loại trừ nguyên nhân do bệnh về tim phổi và các bệnh nguy cơ cao trong thai kỳ khác, nguyên nhân chính gây khó thở trong thai kỳ gồm có:
Đầu thai kỳ
Khó thở ở đầu thai kỳ có thể là do phản ứng nghén. Lúc này, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, tim hồi hộp, khó thở thường là do tim bị ảnh hưởng. Hormone tăng cao cũng khiến nhịp thở nhanh hơn.
Giữa thai kỳ
Tới giữa thai kỳ, mẹ đã bắt đầu quen với quá trình mang thai, hệ thống tuần hoàn hormone của cơ thể đã có thay đổi. Thai nhi phát triển nhanh chóng, lúc này mẹ bị khó thở có thể do thiếu máu. Lượng máu tăng lên, thiếu máu làm tăng gánh nặng cho tim, nên khiến nhịp thở của mẹ tăng nhanh.
Cuối thai kỳ
Hiện tượng khó thở ở cuối thai kỳ rất hay gặp. Giai đoạn này tử cung to lên nhanh chóng, đẩy cơ hoành lên cao, khiến khoang ngực thu nhỏ lại, áp lực lên cơ hoành tăng, ảnh hưởng tới hoạt động tim phổi. Thai nhi lớn dần, nhu cầu oxy cũng tăng nhanh, do đó khiến mẹ phải tăng tốc độ thở, lúc này mẹ thở nhanh và nông để tăng lượng oxy vào phổi, nên sẽ cảm thấy hít thở khó khăn hơn.
Bà bầu bị khó thở phải làm thế nào
Bổ sung chất điện giải, vitamin B6
Giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu dễ bị nôn nghén, cần bổ sung đầy đủ chất điện giải để tránh mất nước, cũng có thể uống vitamin B6, xoa dịu bớt cảm giác khó chịu. Đương nhiên cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ mới giúp tim điều chỉnh thích nghi, giảm hiện tượng khó thở.
Tăng hấp thụ chất đạm
Thông thường trong cả quá trình mang thai mẹ bầu tăng khoảng 12-15kg. Tăng quá nhiều sẽ tạo gánh nặng lên tim, cột sống và hệ tuần hoàn. Mẹ bầu nên tránh hấp thụ nhiều chất đường, tăng chất đạm, như vậy cân nặng tăng cũng sẽ không béo giả, phù thũng. Ngoài ra, cũng có thể thử nước đậu đỏ để loại bỏ nước dư thừa trong cơ thể.
Giảm lượng vận động
Tới khoảng tuần thai thứ 30 mẹ bầu có thể sẽ khó thở do tim, lúc này chỉ có cách giảm lượng vận động để cơ thể thích nghi. Sau vài tuần tình hình có tiến triển tốt, sau đó lại sắp đối mặt với cơn đau lúc sinh kích thích lên tim, làm tăng gánh nặng lên tim, nên hiện tượng khó thở lại xuất hiện.
Hỗ trợ thở
Tăng cường hít thở oxy, mẹ bầu có thể tới những nơi môi trường tốt để hít thở không khí trong lành, khi cần thiết thì tới bệnh viện thở oxy.
Khó thở khi ngủ trong thai kỳ
Cuối thai kỳ, do thai nhi cần cung cấp nhiều oxy hơn, cộng với việc khoang ngực bị thu hẹp, nên mẹ bầu hít thở sẽ rất khó nhọc, cảm thấy khó chịu. Đặc biệt là vào buổi tối khi đi ngủ hiện tượng này càng rõ ràng hơn. Nếu mẹ bầu bị khó thở lúc ngủ, không nên nằm ngửa và nằm nghiêng bên phải, cuối thai kỳ nằm nghiêng bên trái là tư thế có lợi cho phát triển thai nhi và giấc ngủ mẹ bầu nhất.
Nếu mẹ khó thử và cảm thấy thai động bất thường thì nên kịp thời đi khám, nếu tim thai bất thường thì có nghĩa là thai nhi thiếu dưỡng khí, mẹ cần thở oxy.
Mẹ khó thở có ảnh hưởng tới thai nhi không
Trong thai kỳ, phần lớn mẹ bầu đều sẽ cảm có các hiện tượng như khó thở, thở gấp, tim đập nhanh, tức ngực, điều này liên quan tới các yếu tố như thai nhi đang phát triển nhanh, nhu cầu dưỡng khí tăng cao, khoang ngực của mẹ thu nhỏ. Nếu không phải do các căn bệnh nguy cơ cao trong thai kỳ gây ra, thai nhi cũng không có gì bất thường, hoặc thể lực của mẹ vẫn bình thường, thì không cần quá lo lắng. Nhưng nếu mẹ khó thở nghiêm trọng thì cần phải đi khám kịp thời.
Trong vài tuần cuối thai kỳ, thai nhi tụt xuống khung xương chậu, mẹ sẽ dễ hít thở hơn, đây là sự thay đổi kỳ diệu, giúp mẹ lấy lại thể lực, chuẩn bị sinh con.